Tôn thép chật vật với chống bán phá giá

Tôn thép chật vật với chống bán phá giá

Quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép không gỉ (stainless pipe and tube) nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam của Bộ Thương mại Thái Lan đang khiến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước lo ngại sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép không gỉ (stainless pipe and tube) nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam của Bộ Thương mại Thái Lan đang khiến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước lo ngại sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

 

Thông cáo từ phía Thái Lan nêu rõ, Cục Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan sau khi xem xét đơn kiện từ phía Công ty Thailand - German Products và Công ty Puerto The Millennium, DFT sơ bộ thấy có dấu hiệu hàng hóa bị bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa đối với sản phẩm nói trên.

Đây cũng là vụ kiện chống bán phá giá thứ 3 của Thái Lan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, sau hai vụ kiện liên quan đến sản phẩm thép cuộn nguội năm 2012 và tôn lạnh năm 2015.

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty TNHH TM-SX Thép Việt cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu thép trong nước qua Thái Lan trong thời gian tới bị ảnh hưởng rất nhiều từ vụ kiến này. “Thái Lan là thị trường lớn nhập khẩu tôn thép của doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, việc doanh nghiệp Thái Lan khởi kiện các nước xuất khẩu tôn thép vào thị trường này có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp có nguồn tôn thép xuất khẩu vào đây. Chưa kể từ vụ kiện này có thể khiến những thị trường khác gặp khó khăn khi các nước khác cũng sẽ xem xét lại việc giá tôn thép của Việt Nam xuất khẩu”, ông Thái nói và cho biết thêm, trước đó sản phẩm tôn phủ màu của Việt Nam cũng đã bị Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) khởi xướng điều tra chống bán phá giá với biên độ phá giá bị cáo buộc là 13,68%.

Vẫn theo ông Thái, không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu tôn, thép qua Thái Lan bị ảnh hưởng, mà các doanh nghiệp không xuất khẩu tôn, thép cũng ảnh hưởng bởi khi thị trường xuất khẩu gặp khó, các doanh nghiệp sẽ quay về thị trường nội địa, tạo ra cuộc cạnh tranh mới khốc liệt để có thị phần.

Cho rằng doanh nghiệp Thái Lan phản ứng với các công ty xuất khẩu thép vào Thái Lan là biện pháp bảo vệ thị trường cho mình, lãnh đạo một doanh nghiệp thép tại TP.HCM cho hay, có thực tế là doanh nghiệp Việt Nam khi đã tìm được thị trường nào đó sẽ tập trung xuất khẩu ồ ạt vào đây mà không chịu đi tìm thêm thị trường mới. “Qua vụ kiện này cũng cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam cần phải chia ra nhiều thị trường khác nhau để xuất khẩu, chứ không nên chỉ đổ bộ vào chỉ một thị trường như hiện nay. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp Thái Lan kiện các nước khác để đảm bảo thị trường của mình là điều doanh nghiệp Việt Nam cần học theo vì thị trường tôn thép tại Việt Nam cũng bị áp lực từ hàng ngoại nhập như Trung Quốc đổ bộ vào”, vị này nói.

Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương cũng cho biết, trong thời gian tới, DFT sẽ gửi bản câu hỏi và đơn kiện công khai cho các bên liên quan. Các bên quan tâm khác nếu cần thông tin, bản câu hỏi hay các tài liệu khác có thể gửi công văn thông báo tham gia vụ việc trong thời gian tối đa là 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. “Để bảo vệ quyền lợi của mình, các nhà xuất khẩu cần gửi các tài liệu chứng minh, quan điểm và ý kiến trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày DFT chính thức khởi kiện”, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh nói.

Theo Gia Huy/Báo Đầu tư

Hỗ trợ trực tuyến

  • Liên hệ ngay.
    Email:

    ĐT: (08) 6682 3335 - Fax: (08) 6256 2218 

Ngày giờ hiện tại

26/12/2024
clock