1765738 | |
Số người đang online | 1 |
Số truy cập hôm nay | 246 |
Số truy cập tháng này | 66187 |
Mỹ là nước sản xuất thép yếu hơn so với các nước, trong khi Việt Nam có nhiều lợi thế, giá thành xuất khẩu thép rẻ nên bị kiện chống phá giá. Mỹ muốn dằn mặt thép Việt Nam?
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, sau khi Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế với sản phẩm thép chống ăn mòn (thép mạ), lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm rõ rệt nhưng lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng lên đột biến.
Các thương nhân tại thị trường thép tấm Mỹ đã và đang hủy đơn đặt hàng của họ đối với sản phẩm cuộn cán nguội và tấm mạ kẽm của Việt Nam do các doanh nghiệp sản xuất thép Mỹ đệ đơn kiện lên Bộ thương mại Hoa kỳ.
Nguyên nhân sâu xa của việc này là do các nhà sản xuất thép của Mỹ nghi ngại thép Trung Quốc được tuồn sang Việt Nam để xuất sang nước này.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết đã nắm được thông tin trên.
Theo ông Cường, nguyên nhân sâu xa khiến một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ nộp đơn kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam là do sản phẩm của chúng ta giá thành thấp hơn nhiều so với Mỹ.
“Hoa Kỳ là nước sản xuất thép yếu hơn so với các nước. Thực tế nguồn nguyên liệu và nhân công của họ đắt nên khi sản xuất ra sản phẩm thì giá thành đắt hơn.
Trong khi đó Việt Nam mua được nguyên liệu thép tấm, cuộn cán nóng của Trung Quốc, Nga giá rẻ. Sau đó chúng ta về cắt thành những thấp rời rồi hàn lại. Nếu tính cả giá nguyên liệu, giá thuê nhân công rồi vận tải để xuất sang Mỹ thì vẫn rẻ hơn so với các công ty của Hoa Kỳ.
Khi chúng ta xuất vào rẻ hơn, gây ảnh hưởng đến tiêu thụ của các nhà sản xuất trong nước nên Mỹ mới tiến hành kiện như vậy. Đó là cái nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ kiện này. Họ bảo vệ quyền lợi của họ, thế thôi”, ông Cường khẳng định.
Ngoài ra, ông Cường cũng cho biết, phía Mỹ còn tỏ ra lo lắng và đưa ra các cáo buộc Việt Nam có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang làm thép tại nước ta.
“Phía Mỹ sợ Trung Quốc lấy thương hiệu sản xuất ở Việt Nam để hợp thức hóa việc bán sản phẩm Trung Quốc sang vào Mỹ. Vì thế dù Việt Nam có tự sản xuất đi nữa thì việc xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn”, ông Cường khẳng định.
PGS. TS. Nguyễn Sơn Lâm - Bộ môn Kỹ thuật Gang Thép - ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng không chỉ riêng gì Việt Nam mà nhiều nước khác khi xuất khẩu thép vào thị trường Mỹ cũng gặp khó khăn khi bị phía các doanh nghiệp nước này kiện cáo.
Lấy ví dụ thực tế từ Trung Quốc, PGS.TS Lâm chỉ rõ, Mỹ đã ban hành lệnh áp thuế với Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là 199,4% và mức thuế chống trợ cấp là 241,4%.
“Đây là chiến lược của mỗi quốc gia. Họ phải bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khi nhiều nước cùng xuất khẩu mặt hàng thép vào thị trường Mỹ. Không chỉ Việt Nam mà các nước khác cũng cần phải tìm cách để giải quyết tình trạng này”, PGS.TS Lâm nhấn mạnh.
Việt Nam phải chứng minh...
PGS.TS Lâm nhận định, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng sản xuất ra thép cán nguội nhờ áp dụng công nghệ và kỹ thuật khá cao.
“Nhà máy thép SENDO ở Vũng Tàu hay một số nhà máy thép khác ở miền Bắc, trong đó có Hòa Phát đã sản xuất được thép cán nguội sau khi nhập nguyên liệu từ nước ngoài rồi tiến hành cán mỏng. Vì vậy với việc các doanh nghiệp Mỹ kiện chống phá giá với thép Việt Nam, tôi cho rằng Hiệp hội thép cần phải đứng ra bảo vệ các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải chứng minh được tự bản thân sản xuất thép chứ không phải nhập thép từ Trung Quốc về rồi bán sang Mỹ”, PGS.TS Lâm nhận định.
Theo PGS.TS Lâm, trong bối cảnh hiện nay, nếu phía Việt Nam không làm tới cùng thì chắc chắn sau này các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp thêm nhiều khó khăn trong việc tìm cách xuất khẩu thép vào thị trường Mỹ.
“Nếu có đầy đủ hồ sơ, bằng chứng thì Việt Nam hoàn toàn có thể bác bỏ những cáo buộc và đơn kiện từ phía Mỹ”, PGS.TS Lâm khẳng định.
Trong khi đó, ông Phạm Chí Cường cũng nhấn mạnh, phía Việt Nam phải chứng minh được sự trong sạch đồng thời phản đối vì các doanh nghiệp Mỹ làm mất uy tín của chúng ta.
“Trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam là phải chứng minh tự sản xuất, không có trợ cập gì từ chính phủ, không có gian lận thương mại. Việc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều là do chúng ta có lợi thế. Bây giờ phải điều tra, làm rõ những vấn đề này”, ông Cường nêu quan điểm.
Hoàng Nam
|