Gia nhập TPP: Lo bộ máy nhà nước trì trệ

Gia nhập TPP: Lo bộ máy nhà nước trì trệ

TP - Gia nhập TPP đồng nghĩa sẽ có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ gia tăng nhưng tất cả mới chỉ là trong dự tính. Việc nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển thế nào còn phụ thuộc vào những cải cách, vận hành thích ứng với diễn biến của thị trường của hệ thống cơ quan Nhà nước.

Mở đầu buổi gặp mặt cung cấp thông tin kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sự tham gia của Việt Nam, chiều 9/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, những câu chuyện hậu trường TPP là những câu chuyện luôn được chờ đón nhưng chắc chắn các nước thành viên cũng như các thành viên đoàn đàm phán sẽ không được tiết lộ dưới bất cứ hình thức nào.

Trả lời câu hỏi về việc gia nhập TPP có làm tăng khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho rằng, với các quốc gia tham gia TPP nếu chuẩn bị tốt thì sẽ nắm bắt được cơ hội. Tuy nhiên, việc hội nhập luôn có hai mặt và trong xã hội nào cũng có người giàu, người nghèo. Gia nhập TPP sẽ làm khoảng cách giàu – nghèo kéo giãn ra nhưng Chính phủ sẽ có những công cụ, biện pháp để bù đắp cho người nghèo, không để khoảng cách giàu nghèo “doãng” rộng.

Do Việt Nam là nước có mức cạnh tranh yếu nhất trong nhóm các nước tham gia hiệp định nên được “ưu đãi” ở nhiều điều khoản với những cam kết hỗ trợ từ nhiều nước. Ngay cả ở những điều khoản Việt Nam đã cam kết, luôn có một lộ trình đủ dài để doanh nghiệp có thể thích nghi và hội nhập. 

Theo tính toán của Bộ Công Thương, việc các nước, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về mức 0% cho hàng hóa Việt Nam sẽ tạo cú hích lớn. Riêng dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể. Theo tính toán, cứ một tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra khoảng  250.000 việc làm các loại. Tính tổng chung, xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025

Thuế nhập khẩu 0%:  Một số nông sản khác sẽ gặp khó khăn như sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc. Với mặt hàng giấy, thép, ô tô, sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì sản phẩm của Việt Nam hướng đến phân khúc thị trường trung bình. Trong khi đó, sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.

 

 

<p 0px="" background:="" border:="" cho="" nh="" outline:="" p="" padding:="" strong="" style="\" margin:"="" vertical-align:=""> Sau khi kết thúc đàm phàn, để hoàn tất TPP cần thời gian từ 18 tháng tới 2 năm. Việt Nam sẽ cùng các nước TPP thực hiện các bước: Rà soát pháp lý bảo đảm lời văn và các biểu cam kết thể hiện đúng kết quả đàm phán. Việc dịch thuật và công bố rộng rãi nội dung Hiệp định cố gắng hoàn thành trong nửa đầu tháng 10/2015. Sau đó dành thời gian để các đại biểu Quốc hội, người dân và các doanh nghiệp nghiên cứu  Ký kết Hiệp định (dự kiến nửa đầu tháng 1/2016). Cuối cùng, thực hiện quy trình thông qua Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật từng nước (dự kiến từ tháng 1 đến 6/2018).

Hỗ trợ trực tuyến

  • Liên hệ ngay.
    Email:

    ĐT: (08) 6682 3335 - Fax: (08) 6256 2218 

Ngày giờ hiện tại

26/12/2024
clock