Bộ Tài chính nói về việc làm được 10 đồng, thuế ăn 4 đồng

Bộ Tài chính nói về việc làm được 10 đồng, thuế ăn 4 đồng

Bộ Tài chính vừa có ý kiến về việc doanh nghiệp làm được 10 đồng phải đóng thuế 4 đồng được phản ánh trên báo chí tuần qua.

 

Trong tuần qua, một số báo có phản ánh vấn đề doanh nghiệp Việt Nam phải dành gần 40% lợi nhuận để nộp thuế là quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và là một trong những nguyên nhân khiến số doanh nghiệp Việt Nam giải thể, dừng hoạt động tăng cao. 
 
Theo Bộ Tài chính trong văn bản mới nhất được phát đi chiều tối 28/2, với cách đặt vấn đề “Làm được 10 đồng, thuế “ăn” 4 đồng” dẫn đến cách hiểu tỷ lệ thu thuế/lợi nhuận của doanh nghiệp tại Việt Nam ở mức cao là chưa đúng, cần phải được phân tích, tách bạch để có cách hiểu chính xác. 
 
Đối với thuế, phí trong lĩnh vực tài chính, là khoản huy động của Nhà nước từ doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội nhằm phục vụ tài chính cho các hoạt động của Nhà nước và mang tính chất hoàn trả gián tiếp.
 
Để so sánh tương quan giữa các quốc gia, thường sử dụng tiêu chí về tỷ lệ % giữa số huy động từ thuế, phí tính trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
 
So với các nước, việc xây dựng, tính toán số thu ngân sách ở Việt Nam có đặc thù cần lưu ý khi so sánh về mức độ động viên ngân sách của Việt Nam với các nước.
 
Cụ thể như sau: Hiện nay, số thu ngân sách từ thuế, phí của nhiều nước theo số liệu được tổ chức quốc tế tổng hợp và công bố thường chỉ là số thu của ngân sách của chính quyền trung ương do hệ thống ngân sách của các nước này có sự độc lập giữa các cấp ngân sách.
 
Trong khi đó, hệ thống ngân sách của Việt Nam bao gồm 4 cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Vì vậy số thu ngân sách được công bố, công khai hàng năm luôn bao gồm nguồn thu của tất cả 4 cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách (tức là bao gồm cả Trung ương và địa phương).
 
Về các chỉ tiêu trong tổng thu cân đối ngân sách nhà nước, theo phương thức thống kê thu ngân sách của Việt Nam thì nguồn thu từ dầu thô, từ quyền sử dụng đất, từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cũng được tính chung vào nguồn thu ngân sách, trong đó riêng thu từ dầu thô đang được xếp vào khoản thu từ thuế như thu từ các sắc thuế khác.
 
Tuy nhiên xét về bản chất thì các khoản thu này không mang tính chất là khoản động viên từ nền kinh tế.
 
Ở nhiều nước, các khoản thu này được xếp vào các nhóm khoản thu “từ vốn” (thu từ bán tài nguyên quốc gia) và không được tính vào nguồn thu ngân sách như là khoản động viên từ thuế, phí.
 
Ví dụ như trường hợp của Trung Quốc, nguồn động viên ngân sách không thể hiện các khoản thu từ dầu thô, thu từ đất đai, thu từ bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước như ở Việt Nam.
 
Do đó, để đảm bảo tính chính xác, phản ánh đúng thực tế thì việc so sánh về tỷ lệ thu ngân sách nhà nước tính trên GDP ở Việt Nam với các nước cần phải dựa trên các tiêu chí đồng nhất và cùng bản chất.
 
Theo số liệu thống kê thì tỷ trọng tổng số thu ngân sách nhà nước trên GDP của Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015 khoảng 23,3%, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí khoảng 20,9%.
 
Trong khi tỷ trọng tổng số thu ngân sách nhà nước trên GDP của một số nước trong khu vực giai đoạn 2011-2015 như Thái Lan là 23%, Indonesia là 16,6%, Lào 23,4%, Malaysia là 24,5%, Ấn Độ là 19,5%...
 
Nếu chỉ so sánh riêng tỷ lệ huy động từ thuế, phí tính trên GDP thì với những đặc thù về cơ cấu thu và phương thức hạch toán thu ngân sách có sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước như phân tích ở trên thì nguồn số liệu ngân sách ở Việt Nam được sử dụng để so sánh với các nước cần phải loại trừ các khoản thu có tính chất khác biệt, các khoản thu có bản chất “thu từ vốn” và không mang tính chất động viên từ hoạt động kinh tế.
 
Cụ thể, tính trong giai đoạn 5 năm từ 2011-2015: Tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí (bao gồm cả thu từ dầu thô) ở Việt Nam khoảng 20,9% GDP.
 
Nếu loại trừ thu từ dầu thô thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí tính chung ở Việt Nam khoảng 17,2% GDP; nếu tiếp tục loại trừ thu từ tiền sử dụng đất thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí ở Việt Nam vào khoảng 15,6%.
 
Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), trong thời kỳ 10 năm từ 1999 đến 2009, thuế suất thuế TNDN đã được điều chỉnh giảm từ mức 32% năm 1999, mức 28% từ năm 2004 và 25% từ năm 2009 theo đúng chiến lược, lộ trình cải cách thuế.
 
Mức thuế suất phổ thông từ 2014 là 22% và từ 1/1/2016 xuống mức 20% và mức thuế suất ưu đãi là 10% và 17%.
 
Nếu so với mức bình quân chung của 83 nước trên thế giới là 27%; so với một số nước trong khu vực có mức thuế suất phổ thông 30% như Philipines, Thái Lan; Trung Quốc 25%, Malaysia 25% thì mức thuế suất phổ thông của Việt Nam được đánh giá là thấp, Bộ Tài chính cho biết.

Giá vàng

Thành phố Loại Mua Bán
Hà Nội Vàng SJC 55.080 55.470
Hồ Chí Minh Vàng SJC - 10L 55.080 55.450

Tỷ giá

MuaChuyển khoảnBán
AUD 15 1516
CAD 17 1818
CHF 27 2728
CNY 3 33
DKK 0 33
EUR 26 2627
GBP 30 3132
HKD 3 33
INR 0 303315
JPY 161 162170
KRW 16 1819
KWD 0 8285
MYR 0 55
NOK 0 22
RUB 0 257285
SAR 0 67
SEK 0 22
SGD 18 1818
THB 610 677703
USD 25 2525

Hỗ trợ trực tuyến

  • Liên hệ ngay.
    Email:

    ĐT: (08) 6682 3335 - Fax: (08) 6256 2218 

Ngày giờ hiện tại

20/4/2024
clock