1782412 | |
Số người đang online | 1 |
Số truy cập hôm nay | 220 |
Số truy cập tháng này | 42394 |
Phải mất hết 9 năm Unilog mới có được kho hàng rộng 10.000 m2 chỉ để phục vụ một khách hàng duy nhất đầu tiên.
Ông Mai Hữu Tín- Chủ tịch Unigroup và cũng là Chủ tịch Công ty Cổ phần Logistics U&I (Unilog), chia sẻ với chúng tôi rằng cách đây 17 năm Unilog bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này, với xác định rõ ràng rằng sẽ làm thật bài bản để có thể tồn tại lâu dài. Theo ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện có khoảng 1300 doanh nghiệp dịch vụ logistics, chủ yếu làm giao nhận, vận tải, dịch vụ lưu kho bãi, cảng biển, xếp dỡ, kho phân phối, đại lý thủ tục hải quan, 3PL… Ông Tín nhìn nhận chỉ có tiền thôi thì không thể chắc chắn đầu tư thành công vào ngành logistics, mà phải đầu tư có chiến lược. Tức là phải nghiên cứu thật kỹ thị trường trọng tâm, tìm ra những “ngách” có tiềm năng để nhắm đến và có chiến lược khai thác phù hợp. Vị lãnh đạo DN này cho biết, Bình Dương là nơi tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất đồ gỗ, với hơn 500 nhà máy và giữ vị trí hàng đầu quốc gia trong ngành ngày. Nhiều nghiên cứu, dự báo chỉ ra rằng trong vài chục năm nữa Việt Nam vẫn có nhiều thế mạnh trong sản xuất đồ gỗ. Nghiên cứu tiếp về hoạt động logistics của các nhà bán lẻ này, ông Tín thấy rằng thông thường hàng hóa được mua từ các nhà máy tại Việt Nam, sau đó gom về các điểm trung chuyển, là các trung tâm phân phối lớn của họ gần các cảng ở Mỹ, từ đó mới phân bổ hàng đến các điểm bán lẻ. Unigroup tiếp cận các nhà bán lẻ đó và đặt thẳng vấn đề với họ, trong đó nhấn mạnh khả năng cung ứng dịch vụ tương ứng như tại Mỹ nhưng với chi phí thấp hơn, thời gian nhanh hơn. Làm kho thì dễ rồi. Nhưng các khoản đầu tư như hệ thống kệ chuyên cho đồ gỗ, thiết bị chống ẩm, phần mềm quản lý tồn kho thực tế tương thích với phần mềm của khách hàng và của cả hải quan Mỹ là chuyện không đơn giản vào thời điểm đó. Trở lại câu chuyện của Unilog, cửa ải khó khác được ông Tín chia sẻ là làm thế nào để thuyết phục được hải quan Mỹ chấp nhận Unilog như một đối tác, đảm bảo việc truy suất nguồn gốc và sự an toàn của hàng hóa khi thông quan. Với các khoản đầu tư bài bản, đúng trọng tâm của mình, Uniog đã được chấp nhận. Phải mất hết 9 năm Unilog mới có được kho hàng rộng 10.000 m2 chỉ để phục vụ một khách hàng duy nhất đầu tiên. Nhưng sau đó khi đã chứng minh được chất lượng dịch vụ tốt theo chuẩn quốc tế với giá cả phù hợp, Unilog đã thuyết phục được rất nhiều nhà bán lẻ đồ gỗ khác lớn hơn ở Mỹ làm khách hàng. Vị lãnh đạo của Unilog vui mừng chia sẻ rằng đến nay hầu hết các nhà bán lẻ đồ gỗ lớn của Mỹ đang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp này. Sự nỗ lực và chủ động của DN là cần thiết, song theo ông Quang, để các DN Việt Nam có thể chen chân vào chuỗi cung ứng dịch vụ logistics toàn cầu, thì cần có chính sách hỗ trợ. Bên cạnh giải pháp pháp luật, thể chế, chính sách, cần thành lập Ủy ban phối hợp về Logistics quốc gia Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực cạnh tranh của DN.. Theo Trí thức trẻ
<p class="\"source\"" data-field="\"source\"" style="\"padding:" 0px;="" margin:="" 15px="" border:="" font-size:="" 17.0667px;="" outline:="" font-style:="" italic;="" text-align:="" right;="" width:="" 491px;="" color:="" rgb(51,="" 51,="" 51);="" font-family:="" \\'times="" new="" roman\\';="" line-height:="" 20px;\"=""> |